Đời sống, Mẹo vặt gia đình

Tổng hợp 10 sai lầm khi nấu ăn làm gây hại sức khỏe có thể bạn chưa biết

Tổng hợp 10 sai lầm khi nấu ăn làm gây hại sức khỏe có thể bạn chưa biết
Mất:8 phút, 30 giây để đọc.

Công việc bếp núc luôn gắn liền với phụ nữ. Tuy nhiên, việc nấu ăn cũng cần chú ý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Thói quen chế biến và nấu nướng sai cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những sai lầm khi chuẩn bị thức ăn là gì?

Chế biến trong bữa ăn hàng ngày tưởng chừng đơn giản nhưng nếu bạn vô tình làm sai cách, món ăn này không chỉ mất chất dinh dưỡng mà còn gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe, thậm chí gây ung thư. Dưới đây là 10 sai lầm khi nấu ăn có thể bạn chưa biết.

Không nên rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng

Không nên rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng

Nhiều chị em thường có thói quen lấy thực phẩm từ tủ đông ra ngoài rồi để vậy; đợi đến khi chúng tự rã đông thì dùng, trong lúc đó thì làm những công việc khác. Thực tế, cách rã đông này hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân là vì vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn ở nhiệt độ phòng. Do các phần thịt rã đông không đồng đều nên các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào phần thịt đã rã đông trước khi bạn chế biến thực phẩm. Chính vì vậy, nếu muốn rã đông thực phẩm; chị em có thể áp dụng với 3 cách sau:

Cho thực phẩm từ tủ đông vào tủ mát trong 24h đồng hồ

  • Cho thực phẩm cần rã đông vào túi zip (túi đựng thực phẩm); sau đó nhúng vào nước lạnh, cứ 30 phút là thay nước. Tùy vào khối lượng thực phẩm mà thời gian rã đông sẽ khác nhau, nếu ½kg thịt thì cần mất 1h đồng hồ để rã đông.
  • Lưu ý sau khi rã đông chị em nên chế biến thực phẩm ngay; dùng từng nào thì rã đông từng đó, tránh việc đã rã đông thực phẩm rồi lại cho vào cấp đông; điều này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng mà còn là cơ hội cho vi khuẩn phát triển.

Bạn thường rửa thịt gia cầm sống trong bồn rửa chén bát

Rất nhiều chị em có thói quen rửa thịt gia cầm sống trong bồn rửa chén. Thói quen tưởng bình thường nhưng lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hại. Cụ thể, theo Trung tâm Kiểm soát; và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ thì thịt gia cầm sống thường mang nhiều vi khuẩn Campylobacter có khả năng gây ra các bệnh về đường ruột, nhất là tiêu chảy. Chính vì thế, khi rửa thịt gia cầm trong bồn rửa chén chẳng khác gì bạn đang tự làm nhiễm khuẩn bồn rửa cũng như tay của mình; cho vi khuẩn có cơ hội lây lan và phát triển.

Do đó, nếu chị em nào đang phạm phải sai lầm thì cần bỏ ngay lập tức. Để an toàn khi chế biến thịt gia cầm sống; chị em nên dùng một thau riêng để rửa sau đó lau khô; nên sử dụng găng tay khi chế biến để tránh tình trạng tay nhiễm khuẩn.

Sai lầm khi không rửa trái cây không ăn vỏ

Trái cây không ăn vỏ như nhãn, chôm chôm, bơ… thì không cần rửa vỏ là suy nghĩ sai lầm nhưng lại là thói quen của rất nhiều người hiện nay. Theo một báo cáo gần đây của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ); vi khuẩn Listeria monocytogenes – một loại vi rút có thể gây nhiễm trùng nặng thậm chí có thể dẫn đến tử vong có trên vỏ của 17% trong số 361 trái bơ được kiểm nghiệm.

Sai lầm khi không rửa trái cây không ăn vỏ

Điều đáng nói là hiện nay rất nhiều loại trái cây còn tồn dư hóa chất thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì vậy, dù không ăn vỏ thì chị em cũng nên rửa qua trái cây với nước muối. Để ráo nước trước khi dùng để giảm thiểu vi khuẩn lây lan.

Bạn không vệ sinh tay và khu vực trước và sau khi nấu ăn

Không rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm; không vệ sinh khu vực chế biến, vật dụng chế biến chính là những nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm chéo; gây ra nhiều căn bệnh về đường tiêu hóa.

Chính vì vậy, chị em cần chú ý phải rửa tay trước khi chạm vào thực phẩm, nhất là thực phẩm như thịt, cá. Sau khi chế biến xong thực phẩm cũng cần rửa tay lại trước khi chạm vào thực phẩm khác. Với các vật dụng như thớt thì chị em cần rửa sạch; và lau khô chúng trước khi dùng cho thực phẩm khác, đặc biệt là thực phẩm tươi sống chuyển sang thực phẩm chín. Bên cạnh đó, chị em cũng đừng quên vệ sinh khu vực chế biến thực phẩm sạch sẽ, đặc biệt là thay miếng rửa chén thường xuyên vì đây là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn.

Bạn để chung thịt sống với thực phẩm khác

Nhiều chị em có thói quen mua thịt từ siêu thị hoặc chợ về cho vào bì (hoặc để nguyên nếu có bì sẵn) rồi cho vào ngăn đông cùng những thực phẩm khác. Tuy nhiên, thịt sống là thực phẩm “nhạy cảm”, chúng dễ lây lan vi khuẩn sang thực phẩm khác, thậm chí là đã được bọc bằng bao bì. Chính vì vậy, tốt nhất chị em nên để thực phẩm tươi sống riêng.

Bạn để chung thịt sống với thực phẩm khác

Thường để thực phẩm lâu sau khi nấu ăn

Thực phẩm để càng nguội thì càng không tốt, nên được sử dụng khi còn nóng là tốt nhất. Chính vì vậy, sau khi chế biến thực phẩm xong. Chị em chỉ nên để ở nhiệt độ thường trong 2h đồng hồ, nếu cho vào tủ lạnh thì cũng nên dùng trong ngày sau, không nên để quá lâu không tốt cho sức khỏe.

Cắt nhỏ cà rốt rồi mới nấu ăn 

Đây là thói quen mà nhiều chị em đang áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, sự thật thì nếu cắt nhỏ cà rốt trước khi nấu sẽ làm giảm đi dưỡng chất có trong cà rốt. Do đó, tốt nhất để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng (nhất là caroten); các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích chị em nên luộc chín cà rốt rồi mới cắt nhỏ để chế biến; vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp cà rốt nhanh chín hơn.

Dùng chung thớt để thái thịt sống và thịt chín

Đây là sai lầm nhiều người mắc phải nhất, sự nhanh; và tiện lợi của việc dùng chung thớt khiến cho nhiều bà nội trợ quên mất các mầm mống gây bệnh đang ẩn nấp. Việc sử dụng chung dao, thớt để thái thịt sống và thịt chín có thể dẫn đến việc gây ô nhiễm chéo. Mầm bệnh hay các vi khuẩn từ thịt sống có thể dễ dàng lây lan sang thực phẩm đã được nấu chín; và gây ngộ độc thực phẩm.

Tốt nhất các mẹ nên phân loại dụng cụ dao; thớt để sử dụng với mục đích khác nhau. Nếu gia đình bạn chỉ có duy nhất một chiếc thớt. Hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ sau khi thái thịt, gia cầm, hải sản sống rồi mới được sử dụng cho đồ chín.

Nếm món ăn đã bị ôi

Tuyệt đối không nên kiểm tra độ hư hỏng của thức ăn bằng việc nếm chúng. Khi thực phẩm bị ôi thiu hoặc quá hạn sử dụng; chúng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh bệnh phát triển. Dù chỉ nếm một ít thôi cũng đủ làm tăng nguy cơ ngộ độc; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe bản thân; và cả gia đình thì khi thức ăn đã có mùi ôi hoặc thực phẩm hết hạn trước khi vi khuẩn có hại phát triển.

Nấu xong không rửa chảo tiếp tục nấu món mới

Thói quen không rửa lại chảo và tiếp tục nấu món mới làm tăng khả năng gây ung thư. Nhìn bằng mắt thường thì đấy chảo có thể sạch; không dính thức ăn nhưng vẫn dính dầu mỡ; nếu tiếp tục xào nấu thức ăn một lần với nhiệt nhiệt độ cao có thể sẽ tạo ra chất benzopyrene gây ung thư.

Nấu xong không rửa chảo tiếp tục nấu món mới

Vì vậy, sau khi chế biến xong một món ăn bạn nên rửa sạch dụng cụ nấu nướng rồi mới tiếp tục nấu món mới để giảm các chất độc hại có thể gây ung thư cho cơ thể; và không làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn.

Bạn tuyệt đối không được quên đeo găng tay cao su khi chế biến thực phẩm tươi sống

Ngoài những sai lầm trên, không đeo găng tay khi chế biến thực phẩm tươi sống cũng là sai lầm mà nhiều chị em gặp phải. Không chỉ giúp bảo vệ tay khỏi trầy xước; nhất là khi tay có vết thương hở dễ gây nhiễm trùng mà việc đeo găng còn giúp bạn tránh được tình trạng lây nhiễm khuẩn từ tay đến thực phẩm và ngược lại.

Đối với thực phẩm tươi sống như cá, thịt, hải sản chị em nên sử dụng dòng găng tay cao su chế biến thực phẩm. Riêng với thực phẩm đã chín, các món trộn, nộm.. thì chị em nên dùng găng tay sử dụng một lần để tránh lây nhiễm cho những lần sau.

Với mỗi thực phẩm có rất nhiều cách chế biến để cho ra đời các món ăn khác nhau. Tuy nhiên ngon thôi chưa đủ, chị em cần biết cách chế biến thực phẩm. Để vừa đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng được bảo toàn cao nhất vừa an toàn; không gây hại cho sức khỏe của người thưởng thức món ăn. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp được nhiều chị em thay đổi một số thói quen chế biến thực phẩm sai lầm bấy lâu nay.

Nguồn: gangtaycaosu.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.