Du lịch, Điểm đến du lịch

Phố cổ Hội An – dấu ấn của thời gian, bình yên và dung dị!

Phố cổ Hội An - dấu ấn của thời gian, bình yên và dung dị!
Mất:9 phút, 19 giây để đọc.

Hội An – nơi mà cuộc sống cứ bình lặng, nhẹ nhàng như thế. Nơi mà dường như dòng chảy vô tình của thời gian chẳng thể nào vùi lấp đi cái không khí của cổ xưa. Những mái ngói cũ phủ đầy rêu phong hay những con đường ngập trong sắc đỏ của đèn lồng. Rồi những bức hoành phi được chạm trổ tinh vi. Tất cả như đưa chúng ta trở về với một thế giới của vài trăm năm trước. Đó mới chỉ là một phần hạo nét dung dị ở khu phố cổ Hội An. Nhưng cũng đã đủ khiến người ta phải mê mẩn, đắm say, đi quên lối.

Giới thiệu khái quát về phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An ở đâu?

Phố cổ Hội An - dấu ấn của thời gian, bình yên và dung dị!

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu dòng sông Thu Bồn. Và thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam – Việt Nam. Từ thành phố Đà Nẵng đi về phía Nam 30 km.

Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, ở đây có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16. Đến nay hầu như các kiến trúc vẫn còn nguyên vẹn. Trong các tài liệu cổ xưa của phương Tây, Hội An còn được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là một di sản thế giới từ năm 1999. Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách Du Lịch Đà Nẵng – Hội An và du khách trong – ngoài nước.

Giá trị văn hóa 

Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ… Đến đây du khách du lịch Hà Nội Đà Nẵng sẽ có dịp chiêm ngưỡng các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây.

Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ được nhiều hoạt động văn hóa phi vật thể với các lễ hội văn hóa đang được bảo tồn và phát huy cùng các làng nghề thủ công truyền thống, các món ẩm thực… làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương

Kiến trúc lịch sử

Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa.

Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Kiến trúc đặc trưng

Kiến trúc truyền thống

Phố cổ Hội An - dấu ấn của thời gian, bình yên và dung dị!

Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương.

Kiến trúc đặc trưng

Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng. Với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách.

Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến phố. Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau.

Mái ngói

Những ngôi nhà ở Hội An hầu hết được làm theo dạng hai mái. Đa số nhà chính và nhà phụ không chung một mái mà là hai nếp mái kế tiếp nhau. Rất ít trường hợp mái nhà chính phủ lên cả phần nhà phụ. Ngược lại, đa số nhà cầu được lợp theo kiểu bốn mái. Trên mặt bằng tổng thể thì nhà trước, nhà cầu và nhà sau được lợp bằng những mái riêng biệt. Ngói ở Hội An là loại ngói làm từ đất, mỏng, nung thô, mang hình vuông. Mỗi cạnh khoảng 22cm và có dạng hơi cong. Khi lợp, đầu tiên người ta xếp một hàng ngói ngửa lên. Và sau đó tiếp tới một hàng ngói úp xuống.

Đường phố

Đường phố ở khu phố cổ được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ. Với những con phố ngắn và đẹp, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà. Dạo bước chân qua từng con phố nhỏ xinh và yên bình ấy, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon. Mà còn thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội. Một cuộc sống yên bình, giản dị.

Di tích

Chùa Cầu

Phố cổ Hội An - dấu ấn của thời gian, bình yên và dung dị!

Nhắc đến Hội An, du khách chắc chắn không muốn bỏ lỡ “biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu. Chùa Cầu, hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú. Là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16.

Nhà cổ Tấn Ký – di sản cấp quốc gia

Là ngôi nhà cổ vinh dự trở thành Di sản cấp Quốc gia. Và là nơi duy nhất đón tiếp các Nguyên thủ Quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Nhà cổ kết hợp giữa lối kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Với kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ, địa điểm này gồm hai thanh ngang chồng lên nhau. Tượng trưng cho thiên – nhân và 5 thanh dọc tượng trưng cho ngũ hành. Kiến trúc hài hòa của ngôi nhà nói lên mơ ước về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên tại phố Hội

Hội quán Phúc Kiến (Số 46. Trần Phú – thị xã Hội An)

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc Kiến. Hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài. Hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.

Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch). Hay Vía Lục Tánh (16 tháng 2 Âm lịch), vía Thiên Hậu (23tháng 3 âm lịch),… Tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.

Nhà thờ tộc Trần (Số 21. Lê Lợi – thị xã Hội An)

Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802. Dựa theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tạo lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, có nhiều hạng mục. Như: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở … Đây là nơi tụ họp con cháu vào dịp lễ bái, tri ân tổ tiên và giải quyết những vấn đề trong dòng tộc. Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm tham quan điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm.

Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa

Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ…Phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị- thương cảng Hội An. Từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh (từ thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15). Và văn hoá Đại Việt, Đại Nam (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19). Đến thăm Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá Hội An, du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử. Cũng như bề dày văn hoá của đô thị cổ.

Nhà cổ Quân Thắng 

Phố cổ Hội An vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố. Từng mái nhà, và trên những con đường nhỏ. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp trong từng món ăn. Từ nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân. Thậm chí để cả cây cỏ, không gian nơi đây cũng hấp dẫn du khách.

Bước đi trên từng con phố nhỏ, bạn như tìm thấy chính mình trong những ngày xưa cũ. Những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ trên mảnh đất xa lạ và đầy thân thương này. Hy vọng đôi nét giới thiệu về Phố Cổ Hội An của Địa ốc Hạ Long sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị và khó quên khi ghé thăm nơi đây.

Nguồn: tourismdanang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.